5 cách đơn giản giúp kích thích tư duy suy nghĩ của trẻ

5 cách đơn giản giúp kích thích tư duy suy nghĩ của trẻ

5 cách đơn giản giúp kích thích tư duy suy nghĩ của trẻ

21:41 - 18/03/2021

Nhiều phụ huynh thường than phiền về việc con cái lười suy nghĩ, ngại tư duy, vậy đâu là lí do “tại sao con tôi lười suy nghĩ?”

Kể từ khi trở thành chuyên gia dạy kỹ năng sống cho trẻ, tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ cha mẹ về cách để khuyến khích tư duy ở trẻ mới. Chúng ta đều biết rằng: Học cách suy nghĩ nghiêm túc là một phần của tư duy khoa học, toán học, văn học, kinh tế,… tất cả những điều này là cần thiết cho sự phát triển trong tương lai của xã hội chúng ta. Trẻ em phải biết làm thế nào để phân tích và đánh giá thông tin được cung cấp thông qua quan sát, kinh nghiệm hoặc từ phương tiện truyền thông.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể hỗ trợ tốt nhất và dạy con mình phát triển kỹ năng tư duy, thói quen đào sâu suy nghĩ? Dưới đây là 5 cách chúng tôi đề xuất:

1. Rèn cho trẻ khả năng suy nghĩ thực tế từ khi 1-3 tuổi

Trẻ nhỏ giai đoạn này luôn thích hỏi “tại sao?”, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều cha mẹ cảm thấy phiền và mệt với hàng trăm câu hỏi mỗi ngày, có những câu trẻ hỏi đi hỏi lại. Nhiều cha mẹ cố gắng trả lời trẻ, nhưng thay vì trả lời câu hỏi kiểu như “tại sao mẹ lại cho sữa vào tủ lạnh?” bằng “vì nếu không nó sẽ hỏng và bốc mùi”, các cha mẹ hãy thiết kế một thí nghiệm đơn giản: đổ sữa vào 2 cốc, giữ một cái trong tủ lạnh và một cái ở quầy bếp, cùng con kiểm tra chúng trong 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ, để trẻ quan sát sự khác biệt giữa hai cốc.

Tất nhiên những việc như thế này sẽ mất thời gian, khi quỹ thời gian của bạn eo hẹp. Tuy nhiên, bạn không cần nhất thiết phải làm hàng ngày, mà có thể làm vào những lúc rảnh hoặc cuối tuần. Việc nhỏ này sẽ giúp cho đứa trẻ của bạn tăng sự tò mò, ưa khám phá, quan sát và đó là nền tảng quan trọng xây dựng sự tư duy từ khi trẻ còn nhỏ.

2. Đặt câu hỏi ngược với những câu hỏi của con, giúp trẻ suy nghĩ

Tôi biết rằng có nhiều cha mẹ cảm thấy phiền và tránh trả lời câu hỏi của trẻ, nhưng thực sự bạn sẽ giúp con đạt được nhiều kĩ năng khi kiên nhẫn trả lời các câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn này. Trẻ thực sự muốn biết làm thế nào để làm được điều gì đó, ở đâu đó, hoặc tại sao điều gì đó xảy ra. Nhiều cha mẹ chọn cách trả lời thẳng câu hỏi và điều này có thể làm trẻ lười suy nghĩ. Hãy thử phản ứng của trẻ với tư cách đặt ngược một câu hỏi khác.

Ví dụ nếu con hỏi: “Ba ơi, đồ chơi này đã bị hỏng, làm cách nào để sửa…?” Với những câu trả lời như: “Được rồi, để đó ba sẽ lo”, hoặc “đó, con nghịch dữ quá, hỏng thì vứt vào thùng rác đi”… Bạn có nghĩ nó sẽ tốt cho tư duy của trẻ không? Tại sao chúng ta không thử với những câu hỏi: “Theo con, chúng ta nên làm gì với chúng?”… Điều này khuyến khích trẻ học hỏi và suy nghĩ tìm ra giải pháp.

3. Rèn luyện trí tưởng tượng “đạo diễn” cho trẻ

Nếu cha mẹ cùng con đọc sách hoặc xem phim, hãy tạm dừng chương trình ở những khoảnh khắc quan trọng và hỏi trẻ “Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Tại sao?” Điều này khuyến khích trẻ phát triển khả năng suy luận và đưa ra lập luận. Thậm chí bạn có thể thực hiện việc này ngày trong những bữa tiệc của gia đình, bạn có thể khuyến khích trẻ suy nghĩ sâu sắc chỉ bằng cách hỏi những câu hỏi như “Con nghĩ bữa tiệc này có vẻ là một ý tưởng hay không? Tại sao? “

4. Rèn cho trẻ tư duy từ chính câu hỏi của trẻ

Thực tế các bạn không cần một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và nhiều thời gian để rèn luyện cho những đứa trẻ của mình. Việc rèn luyện khả năng suy nghĩ cho trẻ cực kì đơn giản và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi. Việc phát triển tư duy phê phán ở trẻ có thể bắt đầu từ những câu hỏi của chúng. Khi con gái tôi lần đầu tiên biết được xe cứu thương là gì, cháu nhìn thấy một chiếc xe cảnh sát và hét lên “Xe cứu thương, ai đó bị thương!” Tôi có thể nói, “Không, đó là xe cảnh sát chứ không phải xe cấp cứu.”
Câu trả lời này rất dễ, nhưng nó chỉ mang thông điệp giải thích. Các bạn có thể nhẹ nhàng hỗ trợ cho trẻ phân tích để tránh ảnh hưởng đến việc hiểu lầm về điều này với những câu hỏi như “Tại sao con nghĩ đây là xe cứu thương?” “Làm thế nào đây giống như xe cứu thương?” “Con thấy nó có khác biệt gì với xe cứu thương con đã thấy?” 

5. Khơi dậy khả năng tư duy sáng tạo qua việc đọc sách

Cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy là thường xuyên tham gia vào các hoạt động thúc đẩy tư duy sáng tạo của chúng. Hãy tạo cho trẻ thói quen đọc sách từ nhỏ, bắt đầu dựa trên các hình…Cùng với việc đứa trẻ của bạn lớn lên, bạn có thể tăng độ khó, cũng là tạo hứng thú cho con với những trò chơi từ các ô chữ, như việc ghép thêm từ thiếu vào ô trống. Hãy sử dụng từ câu chuyện đơn giản “Có một cô bé tên là… Cô bé ấy có người bạn tên là…” Cho đến những câu chuyện phức tạp hơn.
Có thể khi bạn đọc xong những gợi ý này, bạn cảm thấy có vẻ ngớ ngẩn, nhưng tôi khẳng định thêm lần nữa, những việc tưởng chừng vô ích này sẽ giúp đứa trẻ của bạn tạo ra những kết nối với khả năng tư duy ngay từ bé. Mặc dù đây là những cách được liệt kê cho trẻ 1-3 tuổi, nhưng bạn có thể sử dụng chúng cho học sinh ở mọi lứa tuổi. Vui lòng cho tôi biết suy nghĩ của bạn về những điều này, và hãy thoải mái thêm những đề xuất khác vào danh sách này. Nếu bạn thấy hữu ích, hãy chia sẻ!
Tin cùng chuyên mục
Thông báo cuộc thi: TÌm kiếm nhà thiết kế tương lai
Top 10 địa điểm Bán trú hè Chất lượng cao của Khai Tâm Education
Ưu đãi tháng 4 - Bán trú hè
Đăng ký Bán trú hè 2024: Thủ tục và lợi ích của Chương trình
Bán Trú Hè: Giải Pháp Thông Minh Cho Phụ Huynh Trong Mùa Nghỉ Hè